Viêm loét hang vị – Nguyên nhân tái phát chứng trào ngược dạ dày thực quản
Mức độ tổn thương thực quản và mức độ nghiêm trọng của chứng trào ngược dạ dày thực quản do viêm loét hang vị gây ra phụ thuộc vào tần suất của trào ngược, thời gian dịch trào ngược nằm trong thực quản và nồng độ axit trong thực quản. Vì vậy, điều trị viêm loét hang vị là vấn đề cần quan tâm hàng đầu nếu muốn khắc phục chứng trào ngược dạ dày thực quản.
Trào ngược dạ dày thực quản là một bệnh lý đang ngày càng có xu hướng phổ biến hơn bao giờ hết. Ở Việt Nam, theo một nghiên cứu đã có tới hơn 7 triệu người đang bị trào ngược dạ dày. Có nhiều nguyên nhân gây ra trào ngược, trong đó viêm loét hang vị là nguyên nhân khiến chứng trào ngược dạ dày hay tái phát.
Trào ngược dạ dày thực quản là gì?
Trào ngược dạ dày thực quản, thường được gọi axit trào ngược, là tình trạng trong đó các chất dịch trong dạ dày tràn vào thực quản, gây ra các triệu chứng ợ nóng, ợ hơi, ợ chua liên tục, cảm giác nóng rát, tức ngực, buồn nôn, nôn, đầy bụng, khó tiêu, ho, đặc biệt cứ nằm là ho, mất ngủ về đêm, ảnh hưởng lớn đến công việc và sinh hoạt của người bệnh.
Chất dịch tràn vào dạ dày thường chứa axit và pepsin được sản xuất bởi dạ dày hay dịch mật chuyển vào dạ dày từ tá tràng. Axit là thành phần gây hại lớn nhất tới tổ chức niêm mạc thực quản trong dịch trào ngược và đặc biệt các chất dịch có thể làm nóng và gây hại niêm mạc thực quản. Vì tại thực quản không có tế bào tiết ra chất nhầy bảo vệ giống như ở dạ dày nên mức độ tổn hại sẽ ngày càng nghiêm trọng nếu tình trạng trào ngược cứ tái đi tái lại nhiều lần. Lâu dần có thể dẫn tới viêm thực quản, chảy máu thực quản, hẹp thực quản hay nặng hơn là ung thư thực quản.
Viêm loét hang vị là nguyên nhân tái phát chứng trào ngược dạ dày – thực quản
Hang vị nằm gần phía cuối và thuộc phần nằm ngang của dạ dày, từ góc bờ cong nhỏ tới lỗ môn vị. Chính vì nằm ở vị trí thấp như vậy nên hang vị là nơi thường xuyên ứ đọng thức ăn lâu trong dạ dày làm tăng tiết axit HCl, chịu sự tác động của axit dịch vị lâu nhất, do đó loét dạ dày hay gặp ở hang vị. Hơn nữa, tuy vi khuẩn HP có thể có mặt ở mọi phần dạ dày nhưng hang vị là phần cư trú nhiều HP nhất. Vì vậy niêm mạc hang vị rất dễ bị tổn thương.
Khi hang vị bị viêm loét, dạ dày không thực hiện chức năng tiêu hóa bình thường được. Thức ăn chuyển hóa chậm gây tình trạng chướng bụng, đầy hơi, quá trình làm rỗng dạ dày trì trệ, làm gia tăng áp lực lên cơ vòng thực quản dưới. Theo thời gian, cơ này yếu dần, đến mức chỉ đầy bụng thoáng qua, nó cũng có thể mở ra, gây trào ngược.
Đồng thời người bị viêm loét hang vị dạ dày còn thường xuyên có sự dư thừa axit trong dạ dày. Khi cơ thắt thực quản dưới bị mở ra, dịch trào ngược vào thực quản mang nồng độ axit cao, axit ở lại trong thực quản thời gian lâu hơn. ăn mòn niêm mạc thực quản, gây ra viêm, tổn thương niêm mạc thực quản. Do đó, viêm loét hang vị có thể là nguyên nhân gốc rễ hoặc là tác nhân làm tình trạng trào ngược thực quản diễn biến nặng hơn.
Điều trị viêm loét hang vị là vấn đề cần quan tâm hàng đầu nếu muốn khắc phục chứng trào ngược dạ dày thực quản
Mức độ tổn thương thực quản và mức độ nghiêm trọng của chứng trào ngược dạ dày thực quản do viêm loét hang vị gây ra phụ thuộc vào tần suất của trào ngược, thời gian dịch trào ngược nằm trong thực quản và nồng độ axit trong thực quản. Vì vậy, điều trị viêm loét hang vị là vấn đề cần quan tâm hàng đầu nếu muốn khắc phục chứng trào ngược dạ dày thực quản.
Lời khuyên cho người viêm loét hang vị kèm trào ngược dạ đày – thực quản
- Giải tỏa tâm lý và loại bỏ căng thẳng, stress, tránh suy nghĩ và stress trong bữa ăn.
- Tập thể dục đều đặn để tăng cường sức khỏe như đi bộ, chạy bộ…
- Nâng cao đầu giường, tránh ăn trước khi ngủ 2-3 giờ nếu có triệu chứng trào ngược về đêm.
Không nên:
- Không nên ăn các loại mỡ động vật (lợn, gà, bò…)
- Không dùng những thực phẩm có vị chua như cam, chanh, xoài chua, cà chua, nước ép cam quýt, giấm, các loại dưa muối chua
- Không dùng các chất kích thích như: rượu bia, cà phê, thuốc lá…
- Hạn chế các món ăn từ thịt chế biến dưới dạng nướng, hun khói, chiên
- Hạn chế muối, đường, trứng, thận trọng với các loại hóa chất thực phẩm (phẩm màu, hương vị thực phẩm, chất bảo quản, phụ gia…)
- Hạn chế các thức ăn lạnh, khó tiêu, khô cứng, các thức ăn quá cứng sẽ làm khó tiêu, đầy bụng, chướng bụng
- Hạn chế dùng các thực phẩm, gia vị cay nóng: ớt, tiêu, hành, tỏi, cà ri… Các chất cay nóng sẽ kích thích, làm tăng cảm giác đau, rát tại vị trí viêm loét, làm tăng tiết dịch vị, đồng thời làm giãn, mở cơ thắt thực quản dưới
- Hạn chế các đồ uống có gas: đồ uống có gas sẽ làm tăng hiện tượng đầy hơi
Nên:
- Nên ăn các loại lương thực thô, không xát quá kỹ (gạo lứt, bánh mì đen…), những thực phẩm có thể trung hòa bớt axit (bánh mì, bột yến mạch, chất đạm dễ tiêu…), các loại rau xanh (cải bắp, rau dền, đậu bắp, mồng tơi, rau đay, mướp hương…), củ cà rốt, khoai tây, các loại đậu, các loại nấm, rong tảo biển, các loại trái cây ít ngọt (bơ, táo, dâu, thanh long), các loại rau thơm
- Ăn nhiều đạm thực vật, không nên ăn nhiều thịt bò, thịt vịt, thịt gà
- Uống đủ nước: sử dụng nước sạch nấu sôi để nguội, nước khoáng kiềm, nước trà xanh, nước trái cây, nước gạo lứt rang, nước đậu đen, đậu đỏ, đậu ván, sữa đậu nành, sữa dê, sữa bò đã tách kem
- Thời điểm uống sữa nên là sau bữa ăn khoảng 2 giờ, và nên uống sữa ấm, không nên uống sữa quá nóng hoặc quá lạnh